Bật mí kỹ thuật đi bộ nhanh đốt mỡ thừa cấp tốc

(GMT+7) - View : 633

Đi bộ nhanh là bài tập giúp giảm mỡ thừa cực nhanh. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất? Sau đây là kỹ thuật tập chuẩn nhất mà bạn không nên bỏ qua.

Kỹ thuật đi bộ nhanh chuẩn nhất

Bước chân nhanh hơn

Cách đi bộ nhanh này được hiểu là chúng ta vẫn đi bộ bình thường nhưng cố gắng tăng nhiều bước chân lên. Với cách đi bộ này, bạn vẫn đảm bảo phải miết hết bàn chân từ gót chân tới đầu mũi chân xuống mặt đất. Đây là cách đi bộ đúng cách để bạn không rơi vào trạng thái chạy bộ.

Kỹ thuật tập như sau:

  • Khởi động kỹ cơ thể trước khi đi bộ. Nguyên nhân vì khi đi bộ nhanh, chúng ta sẽ dùng nhiều lực của cơ chân. Cách khởi động đơn giản là đi bộ nhẹ nhàng trong vài phút, sau đó đi tiếp đất bằng gót chân trong vài mét;
  • Tận dụng quán tính từ việc đánh tay để đưa người về phía trước. Nên giữ tay ở 1 góc 90 độ vì góc này được đánh giá là góc thoải mái nhất cho việc đi bộ và chạy bộ. Với góc tay này, máu được lưu thông tới 2 cánh tay tốt nhất, làm giảm các lực cản trong quá trình đi bộ nhanh;
  • Không nên đánh tay quá cao. Vị trí đánh tay tối ưu là nắm tay không cao hơn ngực;
  • Đánh tay và bước chân thực hiện nhịp nhàng;
  • Tập đi bộ nhanh trong vòng 30 – 60 phút mỗi buổi tập;
  • Tăng dần tốc độ đi bộ để tăng sức chịu đựng và giúp cơ bắp săn chắc hơn. Tuy nhiên, bạn không được nhầm sang chạy bộ.
Đi bộ nhanh
Tăng tần suất bước chân khi đi bộ

Sải chân dài hơn

Theo đánh giá của các HLV thể dục thì đây là cách đi bộ nhanh đòi hỏi phải có kỹ thuật phức tạp. Khi tập, bạn cần bước chân dài hơn và xa hơn bằng cách xoay hông, rướn người về phía trước.

Cách tập như sau:

  • Khởi động kỹ cơ thể bằng cách xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối và hông;
  • Bắt đầu đi bộ nhanh bằng cách bước chân với khoảng sải dài hơn về phía trước, đánh tay xa hơn về phía trước và phía sau. Khi đánh tay về phía sau, nên mở rộng khuỷu tay để duỗi dài hơn. Nhưng khi đánh tay về phía trước thì chỉ cần giữ 1 góc 90 độ, cú đánh tay không cao hơn ngực;
  • Điều chỉnh độ dài của bước chân và tần suất bước chân cho phù hợp;
  • Thực hiện bài tập này trong vòng 30 – 60 phút mỗi buổi tập tùy khả năng từng người.

Lưu ý khi đi bộ nhanh

Một số lưu ý người tập cần nhớ khi áp dụng bài tập đi bộ nhanh:

Xem thêm: Cách nhảy dây giảm cân, giảm mỡ bụng nhanh nhất, hiệu quả nhất

Xem thêm: Lịch tập giảm mỡ toàn thân cho nữ hiệu quả nhất

  • Lựa chọn trang phục phù hợp: Chọn quần áo thoải mái, chất liệu vải thấm hút mồ hôi tốt. Bạn nên chọn 1 đôi giày vừa vặn, êm chân;
  • Tư thế đi bộ: Đầu giữ thẳng, mắt hướng về phía trước, vai và cánh tay để thoải mái. Khi đi bộ, bạn nên vung tay theo nhịp chân, tạo với khuỷu tay thành 1 góc vuông. Hông và eo cần thẳng với chân. Không nên cúi đầu về phía trước hay ngả người về phía sau;
  • Tốc độ và thời gian tập: Khi mới tập đi bộ nhanh, bạn nên đi bộ trong khoảng 20 phút/lần, tần suất 4 – 5 lần/tuần. Sau đó, bạn có thể tăng dần thời gian luyện tập lên. Bạn không nên tập luyện quá sức. Ban đầu nên đi với tốc độ chậm, sau tăng dần. Trong quá trình tập, bạn cần duy trì nhịp thở đều đặn;
  • Người cao tuổi, tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh mãn tính,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài tập này.

Tysobd.com vừa chia sẻ với bạn đọc về kỹ thuật đi bộ nhanh chuẩn nhất. Hãy áp dụng ngay để sớm lấy lại vòng eo mảnh mai và thân hình quyến rũ bạn nhé!

Liên kết: lịch thi đấu bóng đá hôm nay | kết quả bóng đá hôm nay | tỷ lệ bóng đá hôm nay