Có nên đạp xe hàng ngày? Ai nên, ai không nên?

(GMT+7) - View : 491

Đạp xe là môn vận động được nhiều người lựa chọn vì vừa rèn luyện được sức khỏe lại giúp thư giãn tâm trạng. Tuy nhiên, chúng ta có nên đạp xe hàng ngày không? Ai nên đạp xe hằng ngày, ai nên tập với tần suất thưa hơn? Cùng tham khảo giải đáp của chuyên gia về vấn đề này trong bài viết sau đây bạn nhé!

Có nên đạp xe hàng ngày hay không?

Giống như các môn thể thao khác, cường độ đạp xe cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cứ tập luyện thường xuyên và chăm chỉ là sẽ thu được kết quả tích cực. Một vài trường hợp nếu tập luyện thường xuyên có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe.

Vì vậy, bạn cần quan tâm tới vấn đề có nên đạp xe hằng ngày không. Sau đây là phân nhóm những người nên đạp xe hằng ngày và những người nên tập với tần suất thưa hơn. Cụ thể:

Có nên đạp xe hàng ngày?
Người khỏe mạnh có thể tập đạp xe hằng ngày

Ai nên đạp xe hằng ngày?

Những người nên đạp xe hằng ngày là:

  • Người bình thường, không có tiền sử bệnh nền, có thể trạng bình thường, không bị thừa cân hoặc béo phì. Việc đạp xe hằng ngày với tốc độ, quãng đường vừa phải sẽ giúp duy trì và cải thiện sức khỏe. Vậy đạp xe có tác dụng gì? Với nhóm đối tượng này, đạp xe giúp kiểm soát cân nặng, chống tình trạng thừa cân, béo phì, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp;
  • Trẻ em: Đạp xe hằng ngày với quãng đường và tốc độ vừa phải giúp kích thích sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ sẽ cao lớn hơn, năng động hơn, ăn ngon, ngủ ngon và tăng cường sức đề kháng.

Ai không nên đạp xe hằng ngày?

Những người không nên đạp xe hằng ngày là:

  • Người tập đạp xe với mục đích thi đấu hoặc đạp xe cường độ cao. Nhóm người này cần kết hợp giữa việc tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi. Việc đạp xe cường độ cao hằng ngày khiến cơ thể dễ suy nhược, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần;
  • Người thừa cân, béo phì không nên đạp xe hằng ngày. Thay vào đó, bạn nên đạp xe cách ngày. Hầu hết những người thừa cân đều ít vận động nên hệ thống cơ bắp kém phát triển. Đồng thời, hệ hô hấp và xương khớp không thích hợp vận động với cường độ cao trong thời gian dài. Khớp gối và khớp bàn chân dễ bị mài mòn nếu đạp xe thường xuyên hằng ngày;
  • Người lớn tuổi, có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc huyết áp. Nhóm người này không nên đạp xe hằng ngày. Tùy theo điều kiện sức khỏe và lời khuyên của bác sĩ mà bạn có thể xây dựng 1 chế độ tập luyện khoa học và phù hợp nhất. Vì tuy việc đạp xe tiêu hao ít calo nhưng có thể làm tăng nhịp tim và sức ép lên thành mạch. Đồng thời, chuyển động lên xuống khi đạp xe có thể gây đau khớp.

Lưu ý khi tập đạp xe

Khi chọn lựa bộ môn đạp xe, bạn cần lưu ý:

Xem thêm: Góc giải đáp: Đạp xe có tác dụng gì cho cơ thể?

Xem thêm: Đạp xe đạp có tăng chiều cao không? Bí quyết là gì?

  • Không nên đạp xe ở nơi có mật độ giao thông đông đúc. Đồng thời, nên đội mũ bảo hiểm khi luyện tập;
  • Đạp xe với cường độ luyện tập vừa phải. Mỗi buổi tập, bạn chỉ nên đạp từ 8 – 20km là được. Nếu dồn sức tập tới 30 – 40km/ngày thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng, mắc hội chứng luyện tập quá sức. Khi đó, cơ thể dễ bị kiệt sức và chấn thương.

Vừa rồi, chuyên mục sức khỏe thể thao đã giải đáp câu hỏi có nên đạp xe hàng ngày không. Đáp án là tùy từng đối tượng mà xây dựng tần suất tập luyện phù hợp. Bạn hãy tự lắng nghe cơ thể mình để xây dựng lịch trình tập luyện tốt nhất nhé.

Liên kết: lịch thi đấu bóng đá hôm nay | kết quả bóng đá hôm nay | tỷ lệ bóng đá hôm nay