Đạp xe có to chân không? Mẹo hay giúp chân thon gọn

(GMT+7) - View : 669

Không ít bạn nữ e dè trước câu hỏi đạp xe có to chân không? Nguyên nhân vì chị em khá e ngại nếu việc luyện tập khiến đôi chân biến thành “chân cột đình”. Ngay sau đây, cùng tìm hiểu về đáp án cho câu hỏi này bạn nhé!

Đạp xe có to chân không?

Không ai còn xa lạ với vấn đề đạp xe có tác dụng gì vì ai cũng biết rằng đây là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc đạp xe sẽ khiến đôi chân trở nên to hơn, các cơ bắp nổi rõ hơn. Vì vậy, khá nhiều bạn nữ e dè khi bắt đầu rèn luyện với bộ môn này. Và nếu bạn đang hoang mang thì hãy yên tâm. Thực tế, đạp xe không làm cho chân to hơn nếu có cường độ luyện tập trung bình.

Đạp xe có to chân không?
Đạp xe không làm to chân nếu tập với cường độ trung bình

Đạp xe có to chân không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thời gian đạp xe: Nếu bạn đạp xe với mục đích rèn luyện sức khỏe thì chân bạn không bị to hơn. Chỉ những vận động viên luyện tập 15 – 20 giờ mỗi tuần mới bị to chân;
  • Địa hình đạp xe: Nếu bạn thường đạp xe trên địa hình bằng phẳng thì cũng không sợ bị to chân. Việc đạp xe trên đường dốc, dùng nhiều sức hơn mới làm cơ chân phát triển và bị to chân;
  • Nồng độ hormone: Ở nữ giới, lượng hormone testosterone ít hơn 15% và lượng mỡ nhiều hơn 10% so với nam giới. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải tập đạp xe với cường độ cao hơn nhiều so với nam giới thì mới phát triển cơ bắp ở chân.

Như vậy, nếu lựa chọn hình thức đạp xe thông thường thì chân của chị em sẽ không bị to hơn. Do đó, bạn có thể yên tâm luyện tập bộ môn này.

Bí kíp đạp xe để sở hữu đôi chân thon gọn

Để không sợ bị to chân dù có chăm chỉ đạp xe, bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:

Duy trì tốc độ đạp xe phù hợp

Hướng dẫn chi tiết như sau:

  • Đạp xe thật chậm trong vài phút đầu để khởi động, thư giãn các cơ;
  • Tăng tốc độ đạp xe dần dần tới khi đến tốc độ cao nhất mà cơ thể có thể chịu được;
  • Khi đã cảm thấy mệt, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh hơn, bạn hãy giảm dần tốc độ đạp xe. Việc này giúp thư giãn, điều hòa nhịp tim như ban đầu.

Người tập lưu ý là không nên đạp xe quá nhanh ngay khi vừa bắt đầu. Sau khi đạp xe ở cường độ cao cũng không nên dừng hẳn hay ngồi xuống. Việc đó giúp tránh được những tác động không tốt cho tim. Bạn có thể cải thiện sức khỏe hệ tim mạch, loại bỏ mỡ đùi và bắp chân bằng cách này.

Đảm bảo thời gian đạp xe phù hợp, uống đủ nước

Với chế độ rèn luyện thông thường, thời gian đạp xe phù hợp là 45 – 60 phút/ngày. Tuy nhiên, nếu bạn mới tiếp xúc với bộ môn này thì nên bắt đầu từ 30 phút/ngày. Về sau bạn có thể nâng dần thời gian tập lên.

Bạn nên đem theo 1 chai nước, bổ sung trong và sau khi đạp xe. Việc này giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đồng thời, bạn nên kết hợp đầy đủ các nhóm thức ăn để cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Giải đáp: Có nên đạp xe vào ngày đèn đỏ hay không?

Xem thêm: Góc giải đáp: Đạp xe có tác dụng gì cho cơ thể?

Vừa rồi, chuyên mục sức khỏe thể thao đã tư vấn cho bạn đọc về câu hỏi đạp xe có to chân không? Chỉ cần tập luyện với thời gian, cường độ phù hợp thì bạn yên tâm là sẽ không bị to chân.

Liên kết: lịch thi đấu bóng đá hôm nay | kết quả bóng đá hôm nay | tỷ lệ bóng đá hôm nay | Hit club | ae888.travel | 123b.com | fun88now.com